CHIA SẺ

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

MUA CÂY BẰNG LĂNG GIỐNG Ở ĐÂU?

Bằng Lăng là cây giống khá phổ biến và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau chính vì thế việc Mua Cây Giống cũng không khó khăn hay khó tìm như những loại cây giống khác. Cây Bằng Lăng Giống được ươm từ hạt của những cây mẹ. Hiện nay, trên cả nước hầu hết các trung tâm, trại giống đều có bán Cây Bằng Lăng Giống với nhiều chủng loại khác nhau.


Cây Bằng Lăng Giống

Mua Cây Bằng Lăng Giống ở đâu?

Bằng Lăng Giống có nhiều loại, mỗi loại lại có những ưu điểm và sử dụng vào mục đích khác nhau. Tuy nhiên, Phần đa mọi người thường Mua Cây Giống Bằng Lăng Tím (Bằng Lăng Nước) để trồng làm Cảnh Quan, Cây Bóng Mát, Cây Công Trình.

Cây Giống Bằng Lăng Tím hiện có bán phổ biến trong các trại giống, vườn ươm với kích thước từ 40cm – 2m. Cây giống được trồng trong bầu theo chuẩn quy cách và đảm bảo được thích nghi với môi trường sống trước khi xuất vườn.


Mua Cây Bằng Lăng Giống ở đâu

Ngoài ra, Giống Bằng Lăng Rừng cũng được các hộ dân trồng rừng rất quan tâm để phát triển kinh tế rừng. Bởi Hoa Bằng Lăng Rừng và Gỗ Bằng Lăng Rừng có những đặc điểm khác biệt mà không phải loài Bằng Lăng nào dưới Đồng Bằng có được.

Loài Bằng Lăng này thường được bán trong những khu rừng ở Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…tại một số vườn ươm cũng có bán giống cây này nhưng chủ yếu là cây cảnh làm Bonsai.

Lưu ý khi mua Cây Bằng Lăng Giống

Bằng Lăng Giống là cây phổ biến và khá được ưa chuộng trồng tại các công trình công cộng. Tuy nhiên, không phải vì cây phổ biến mà ta lơ là trong khâu chọn giống và nhà cung cấp Cây Bằng Lăng Giống.


Lưu ý khi mua Cây Bằng Lăng Giống

Việc đảm bảo mua được Cây Bằng Lăng Giống tốt sẽ giúp cho hiệu quả cây trồng được tốt hơn. Vì thế, khi Mua Cây Giống Bà con nên chọn những vườn ươm hoặc những địa chỉ ươm trồng Cây Bằng Lăng Giống uy tín và nhận được những phản hồi tốt của khách hàng khác.

Nhìn cảm nhận bên ngoài cây giống đạt kích thước theo yêu cầu, cây có lá xanh tốt. Bầu cây còn nguyên vẹn không bị hư hỏng. Đối với những nơi cần tạo cảnh quan ngay nên lựa chọn những Cây Bằng Lăng Giống từ 1m trở lên.

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

CÂY BẰNG LĂNG TRỒNG LÀM CẢNH

Cây Cảnh là một trong những thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Với những người yêu Cây Cảnh thì xung quanh không gian sống sẽ toàn một màu xanh dịu mát. Trồng và chăm sóc Cây Cảnh giúp con người thư thái tâm hồn sau những giờ làm việc mệt mỏi và nâng cao sức khỏe.


Cây Bằng Lăng là một trong những loại Cây Cảnh

Bằng Lăng là một trong những loại Cây Cảnh được mọi người ưa thích, bởi có nhiều Giống Bằng Lăng khác nhau nên có thể dùng làm cảnh khác nhau mang những vẻ đẹp, sắc thái, ý nghĩa cũng khác nhau.

Vì sao nên trồng Cây Bằng Lăng làm Cây Ngoại Cảnh

Cây Bằng Lăng có tên khoa học là Lagerstroemia, là cây thân gỗ lớn sống lâu năm. Cây Bằng Lăng có nhiều loài hoa mang màu sắc khác nhau như màu tím, đỏ, trắng, hồng…Cây Bằng Lăng ưa sáng, sinh trưởng và phát triển nhanh, thích hợp trồng làm Cây Bóng Mát, Cây Cảnh Quan ở sân trường, cơ quan, công viên, khu du lịch…

Đa số các Giống Cây Bằng Lăng dùng làm Cây Ngoại Cảnh như: Bằng Lăng Ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz), Bằng Lăng Nước hay Bằng Lăng Tím (Lagerstroemia Speciosa), Bằng Lăng Rừng, Bằng Lăng Sẻ, Bằng Lăng Lá Xoăn…đều có chiều cao từ 7-10m và còn có thể khống chế chiều cao theo ý muốn. Nên rất thịnh hành để chọn trồng làm Cây Ngoại Cảnh.


Vì sao nên trồng Cây Bằng Lăng làm Cây Ngoại Cảnh

Bằng Lăng có tính chịu hạn tốt, không tốn nhiều công chăm sóc. Hơn nữa, cây phân nhiều tầng tán, tán rộng từ 2-3m. Vào những ngày nắng nóng thì khi đi đường được đứng dưới tán Bằng Lăng sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Giống Bằng Lăng Nước được trồng phổ biến làm cảnh

Cây Bằng Lăng Nước lại có chiều cao trung bình, không vượt quá tầm cao của dây điện nên thường được chọn làm Cây Bóng Mát và Cây Cảnh trồng ven đường ở các khu phố có nhà xây thấp tầng, trong các đô thị, thị trấn và thị xã.



Giống Bằng Lăng Nước được trồng phổ biến làm cảnh

Cây Bằng Lăng Nước sau khi trồng 4 năm, cây đã bắt đầu ra hoa. Hoa đẹp rực rỡ, màu tím hồng, có thể biến màu (buổi sáng màu hồng, buổi chiều chuyển sang màu tím), rất hấp dẫn, lại nở vào dịp đầu hè, lúc nhiều cây đường phố khác đã tàn nên được nhiều người ưa thích và đã được trồng trong công viên, trong vườn nhà, vườn công sở.

Cây Bằng Lăng có dáng đẹp, cành nhiều gần như nằm ngang làm cho tán cây có nhiều tầng; lá lớn màu xanh đậm. Các kiến trúc sư đô thị thường sử dụng Cây Bằng Lăng cùng với một số Cây Hoa và Bóng Mát khác để tạo nên nhưng cảnh quan vui mắt ở các đường phố, các vườn hoa, công viên hoặc nhiều nơi khác trong đô thị.

Đặc biệt, Quả Bằng Lăng Nước kết thành chùm, không ăn được, không hấp dẫn ruồi nhặng; nên không làm ảnh hưởng với mỹ quan đường phố, mỹ quan xung quanh. Gỗ Bằng Lăng Nước cũng không có giá trị nhiều bằng Gỗ Bằng Lăng khác nên cũng không lo bị chặt trộm để lấy gỗ.

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

CÁCH TRỒNG CÂY BẰNG LĂNG

Bằng Lăng là cây thân gỗ lớn sống lâu năm, cây thường được trồng làm Cây Công Trình, Cây Bóng Mát, Cây Cảnh Quan ở sân trường, cơ quan, công viên, khu du lịch…Cây Bằng Lăng có nhiều loại mang màu sắc khác nhau nên được ưa chuộng trồng. Trồng Bằng Lăng không khó tuy nhiên để tỷ lệ sống của cây giống được đảm bảo cao nhất thì cần có kỹ thuật trồng đúng.



Cây Bằng Lăng Con

Tiêu chuẩn cây giống

Cây Bằng Lăng Giống phải khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm, tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.

Chuẩn bị trước khi trồng

Đất trồng: Bằng Lăng phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu đất có độ pH thấp, người trồng cần bón thêm vôi.

Thời vụ trồng: Cây được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5,6) và được trồng dặm trước tháng 9 hàng năm.

Mật độ trồng: Thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha. Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m, hoặc cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m. Tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà người trồng cây bố trí mật độ trồng cho thích hợp.


Chuẩn bị trước khi trồng

Đào hố và bón lót: Trước khi trồng cần tiến hành đào hố 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm. Người trồng cây cần tiến hành bón phân loại phân chuồng hoai ( 5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày. Bà con trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.

Cách trồng Cây Bằng Lăng

Bà con dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố. Loại bỏ túi nilon ở bầu cây sau đó đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất.


Cách trồng Cây Bằng Lăng

Sau khi lấp đất cần tưới nước ngay cho cây con. Bằng Lăng là loại cây ưa sáng nhưng lúc nhỏ cũng chịu bóng, nên có thể trồng dưới tán của cây khác lúc nhỏ.

Sau khi trồng một thời gian cây cần được làm cỏ, xới đất kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây. Bà con nên tiến hành việc này 4-5 lần/năm. Trong 3 năm đầu khi cây chưa khép tán cần trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cường chất hữu cơ và giảm công làm cỏ.

CÂY BẰNG LĂNG BONSAI CÓ ĐẸP KHÔNG?

Ngày nay, Cây Bonsai đã trở thành thú vui tao nhã không chỉ của các nghệ nhân chơi cây cảnh mà nó còn được mọi người yêu cây đón chào. Bên cạnh những loại cây dùng làm Bonsai như Cây Gừa Bonsai, Cây Chân Chim Bonsai, Cây Hoa Giấy Bonsai, Cây Mai Bonsai, Cây Sơn Trà Bonsai…thì Cây Bằng Lăng Bonsai cũng rất đẹp và nhiều Cây Cổ Thụ đã được giao bán với giá triệu đô.



Cây Bằng Lăng Bon Sai

Tiêu chí để Cây Bằng Lăng trở thành Cây Bonsai Đẹp

Một Cây Bonsai Đẹp nói chung và Cây Bằng Lăng Bonsai Đẹp nói riêng cần đảm bảo yếu tố về thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có. Nhìn trực diện từ bên ngoài cây phải trổ nhiều hoa và hoa phải có màu sắc đẹp kết hợp với lá xanh mướt, bóng; lá càng nhỏ càng tốt.

Thân cây phát triển kiểu “Đầu voi đuôi chuột” (phần gốc lớn hơn phần ngọn). Đường kính gốc và phần ngọn phải có sự chênh lệch nhau nhiều. Cành, nhánh phải phân chia rõ ràng, phù hợp với một loại dáng thế nào đó đã định trước. Cành, nhánh phải mọc được những chồi non tốt.


Tiêu chí để Cây Bằng Lăng trở thành Cây Bonsai Đẹp

Vỏ cây phải thu hút được cái nhìn của người thưởng ngoạn (Càng sần sùi, lộ vẻ già nua càng tốt). Bộ rễ dày, to, gân guốc nằm lộ khoảng 1/3 trên mặt chậu.

Từ những tiêu chí của Cây Bonsai này, Người chơi Bonsai đã tìm ra được vẻ đẹp Bonsai tiềm ẩn trong Các Giống Bằng Lăng. Nhờ gu thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Cây Bằng Lăng Bonsai trở lên đẹp hoàn mỹ.

Những loại Bằng Lăng được dùng làm Cây Bonsai

Bằng Lăng là loại cây cho hoa to đẹp, với nhiều màu sắc rất bắt mắt như màu tím, màu tím trắng, tím hồng, tím sậm, trắng hồng…Tuy nhiên, không phải tất cả loại Bằng Lăng nào cũng hội tụ đủ các tiêu chí để có thể làm Cây Bonsai.


Những loại Bằng Lăng được dùng làm Cây Bonsai

Giống được sử dụng làm Cây Bonsai chủ yếu là các Giống Bằng Lăng Lùn, Lùm Bụi được chọn trồng chậu làm Bằng Lăng Kiểng như: Bằng Lăng Nu, Bằng Lăng Rừng…

Nhìn chung những Giống Bằng Lăng làm Cây Bonsai có gốc xù xì, lá nhỏ 6x3cm, tán cây chia làm nhiều tầng, hoa lớn màu hồng tím đậm rất đẹp. Cây Bằng Lăng mọc khỏe, nẩy chồi mạnh nên có thể xén tỉa dễ dàng và rất thích hợp trồng làm Cây Bonsai, Cây Thế trồng trong chậu. Bằng Lăng Nước cũng được trồng làm gốc ghép để ghép các chồi cây có hoa đẹp khác thuộc Chi Bằng Lăng.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

CÓ NÊN TRỒNG HAY KHÔNG CÂY BẰNG LĂNG RỪNG

Bằng Lăng Rừng là giống bản địa, thường mọc hoang dại thành rừng ở nhiều địa phương của Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giống Bằng Lăng Rừng có những đặc điểm đặc trưng riêng biệt so với những Giống Bằng Lăng khác ở Đồng Bằng. Nhiều người ưa thích loài cây này và thường tìm kiếm Bằng Lăng Rừng để trồng lấy gỗ và làm cảnh.



Cây Bằng Lăng Rừng

Đặc điểm lợi thế khi trồng Bằng Lăng Rừng

Bằng Lăng Rừng Giống cây mọc hoang dại thành rừng và thường mọc rải rác khắp sườn đồi, núi. Cây Bằng Lăng Rừng góp phần bảo vệ đồi đất dốc, chống xói mòn rất tốt. Cây giúp rừng phòng hộ ổn định môi trường sinh thái.

Hoa Bằng Lăng Rừng thường trổ bông vào tháng sáu đến tháng bảy âm lịch. Hoa Bằng Lăng Rừng không giống dưới Đồng Bằng, mà có bông chùm, cánh to màu hồng phấn, điểm vàng nhạt… trông rất lạ, mang tính đặc trưng. Sắc Hoa Bằng Lăng Rừng như tô thắm thêm vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ, tạo nên vẻ đẹp cảnh quan núi non.



Đặc điểm lợi thế khi trồng Bằng Lăng Rừng

Các nghệ nhân chơi Cây Kiểng đã biết đến vẻ đẹp của loài hoa “ Phong lan rừng” này và luôn săn tìm Bằng Lăng Rừng để mang về Đồng Bằng làm Bonsai, hoặc dùng Bằng Lăng Rừng làm gốc ghép Bonsai.

Bên cạnh đó, Chúng ta cũng hay bắt gặp Bằng Lăng Rừng tại các khu dân cư, khu đô thị, trung tâm hành chính… góp phần làm đẹp các khu dân cư và đô thị.

Cây Bằng Lăng Rừng mọc hoang dại trong rừng, khi rừng được giao khoán, nhiều chủ rừng tiếp tục bảo tồn và Cây Bằng Lăng trở thành nguồn tài nguyên. Gỗ Cây Bằng Lăng Rừng thuộc nhóm gỗ loại III, giá trị tốt hơn so với Bằng Lăng dưới Đồng Bằng vì thế nó cũng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau đặc biệt là chế tác các loại đồ mộc, Cây Bonsai.

Có nên trồng Bằng Lăng Rừng hay không?


Có nên trồng Bằng Lăng Rừng hay không

Với những ưu điểm đặc trưng của Giống Bằng Lăng Rừng, nhiều hộ trồng rừng đã lựa chọn Bằng Lăng Rừng như một loại cây đa tác dụng. Vừa làm rừng phòng hộ, vừa tạo cảnh quan cho núi rừng, ổn định môi trường sinh thái, vừa làm Bonsai và đặc biệt có giá trị cao về gỗ.

Bà con trồng rừng có thể trồng xen canh Bằng Lăng Rừng với những loại cây trồng khác để tăng thêm thu nhập và giúp hạn chế xói món đất, hạn chế cỏ mọc mất công làm cỏ.

GỖ CÂY BẰNG LĂNG THUỘC NHÓM MẤY?

Cây Bằng Lăng không chỉ được dùng làm Cây Cảnh Quan, Cây Đô Thị đẹp cho những công trình công cộng. Hơn thế nữa, Cây Bằng Lăng ngày nay còn được trồng thành rừng để khai thác gỗ. Gỗ Cây Bằng Lăng được xếp vào loại gỗ có vân gỗ và màu sắc đẹp. Vì thế, Gỗ Bằng Lăng thường được dùng trong ngành chế biến đồ mỹ nghệ, thiết kế nội thất, ván sàn, sập phản,…



Gỗ Cây Bằng Lăng

Gỗ Cây Bằng Lăng thuộc nhóm I và III

Theo bản phân chia các nhóm gỗ của Việt Nam thì Bằng Lăng có nhiều giống khác nhau. Căn cứ vào màu sắc, vân gỗ thớ gỗ đẹp đặc trưng, hương vị mùi vị thơm, độ quý hiếm mà có sự phân chia nhóm cho từng loại.

Trong đó, Nhóm 1 là những loại gỗ quý hiếm, có vân gỗ thớ gỗ đẹp, màu sắc đẹp, có giá bán cao thì còn sự góp mặt của loại gỗ Bằng Lăng Cườm (còn gọi là Bằng Lăng Ổi). Nhóm 3 có sự góp mặt của Bằng Lăng Tía, Bằng Lăng Nước


Gỗ Cây Bằng Lăng thuộc nhóm I và III

Gỗ Bằng Lăng tự nhiên phân bố ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, vùng Tây Nguyên như: KonTum,… Hiện nay được trồng ở hầu hết các thành phố và thị xã của các tỉnh ở Việt Nam.

Đặc điểm của Gỗ Cây Bằng Lăng

Cây Gỗ Bằng Lăng lớn, thân gỗ bằng lăng cao từ 10 – 15m, vỏ nứt màu nâu đen. Gỗ Bằng Lăng tự nhiên có màu nâu vàng, dẻo. Trong đó Gỗ Cây Bằng Lăng Cườm là có giá trị hơn cả. Bằng lăng Cườm rất lạ và độc đáo.


Đặc điểm của Gỗ Cây Bằng Lăng

Bằng Lăng Cườm có gỗ đẹp, hoa văn uốn lượn như mây, thậm chí thớ gỗ hơi lấp lánh khi có ánh sáng chiếu trực diện. Bằng Lăng Cườm hiện nay ở Việt nam còn rất ít, không những vì gỗ quý hiếm, mà còn vì vẻ đẹp của hoa, ngay cả những gốc cây bị dị tật còn sót lại của chúng cũng bị đào xới mang về xuôi để làm cây cảnh.

Tác dụng của Gỗ Cây Bằng Lăng:
Gỗ Bằng Lăng dùng đóng đồ mộc, đồ gia dụng thông thường, đồ thủ công mỹ nghệ hoặc có thể đóng thuyền.

Cây Bằng Lăng đa tác dụng, ngày càng được trồng nhiều vừa làm Cây Cảnh Quan, Cây Bonsai và lấy gỗ.

NHỮNG GIỐNG CÂY BẰNG LĂNG PHỔ BIẾN

Bằng Lăng là một trong những loại cây gỗ có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới. Cây Bằng Lăng có nhiều giống khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng người trồng có thể lựa chọn cho mình những Giống Bằng Lăng phù hợp với mình.



Bằng Lăng Giống

Bài viết này của chúng tôi sẽ giới thiệu một số Giống Bằng Lăng phổ biến để người trồng có cái nhìn tổng quan hơn về loài cây này.

Các Giống Bằng Lăng phổ biến

Thông qua đặc điểm trên thân cây, màu sắc của thân cây…Cây Bằng Lăng được chia thành nhiều loại: Bằng Lăng Tía, Bằng Lăng Nước, Bằng Lăng Lông, Bằng Lăng Vàng…

Kích thước thân cây: Cây Bằng Lăng có nhiều giống với nhiều kích thước khác nhau. Các Giống Bằng Lăng Lùn, Lùm Bụi được chọn trồng chậu làm Bằng Lăng Kiểng. Các Giống Bằng Lăng cao được ưa thích trồng làm Cây Bóng Mát, Cây Công Trình, Cây Trang Trí,…


Các Giống Bằng Lăng phổ biến

Màu sắc của hoa: Hoa Bằng Lăng cũng có nhiều màu khác nhau như Tím, Tím Trắng, Tím Sậm, Hồng Trắng…

Đặc điểm của một số Giống Bằng Lăng phổ biến

Giống Bằng Lăng Nước: Loài này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á, hiện có nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ và các vùng nhiệt đới khác. Thân cây thẳng và khá nhẵn nhụi.



Đặc điểm của một số Giống Bằng Lăng phổ biến

Lá màu xanh lục, dài từ 8 đến 15 cm, rộng từ 3 đến 7 cm, hình oval hoặc elip, rụng theo mùa. Hoa màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành chùm dài từ 20 đến 40 cm, thường thấy vào giữa mùa hè. Mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài chừng 2 đến 3,5 cm. Quả lúc tươi màu tím nhạt pha xanh lục, mềm. Quả già có đường kính 1,5 đến 2 cm, khô trên cây.

Giống Bằng Lăng Rừng: Cây Bằng Lăng Rừng hình như thuộc nhóm gỗ loại III, giá trị tốt hơn so với Bằng Lăng dưới đồng bằng. Bằng Lăng Rừng không giống dưới đồng bằng, bông chùm, cánh to màu hồng phấn, điểm vàng nhạt… trông rất lạ, chẳng khác nào như những cành phong lan. Cây Bằng Lăng Rừng góp phần bảo vệ đồi đất dốc, chống xói mòn rất tốt.

Giống Bằng Lăng Cườm:
Còn có tên gọi khác là Bằng Lăng Ổi, là loại danh mộc thuộc nhóm I của Việt nam. Gỗ Bằng Lăng Cườm đẹp, hoa văn uốn lượn như mây, thậm chí thớ gỗ hơi lấp lánh khi có ánh sáng chiếu trực diện khác với các anh em Bằng Lăng Khác, vốn chỉ thuộc nhóm III.

Bằng Lăng Cườm hiện nay ở Việt nam còn rất ít, cây phát triển rất chậm, lá nhỏ. Bằng Lăng Cườm không những vì gỗ quí hiếm, mà còn vì vẻ đẹp của hoa. rất đẹp và có nhiều màu từ tím hồng cho tới trắng hồng, hình dạng giống Hoa Tường vy (nhưng kích cỡ to hơn nhiều) hơn là hoa các loài Bằng Lăng khác.

TRỒNG CÂY BẰNG LĂNG CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Bằng Lăng là một loại cây đa tác dụng. Ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp Bằng Lăng trên các tuyến phố, trong vườn kiểng, hay những Rừng Bằng Lăng xanh mướt bạt ngàn. Người trồng Băng Lăng kinh doanh cũng nắm bắt được thị hiếu của khách hàng nên cho ra nhiều Giống Bằng Lăng đẹp và chất lượng.


Bằng Lăng là loài cây đa tác dụng

Bằng Lăng trồng làm Cây Cảnh Quan

Bằng Lăng được trồng nhiều nhất là làm Cây Cảnh Quan, phổ biến với loại Bằng Lăng Hoa Tím, Hoa Tím Trắng…Loài Bằng Lăng cho bóng mát và cho hoa đẹp nên được trồng làm Cây Cảnh Quan trong các trường học, vỉa hè, công viên…


Bằng Lăng trồng làm Cây Cảnh Quan

Cây gỗ lớn cao đến 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày, lá xanh. Bằng Lăng rất mau lớn, dễ chăm sóc. Hơn nữa, Bằng Lăng chịu hạn tốt nên cũng không tốn công tưới nước nhiều mà cây vẫn cho bóng mát, cho hoa đẹp.

Trồng Bằng Lăng làm Cây Bonsai

Cây Bằng Lăng có nhiều giống khác nhau, trong đó các Giống Bằng Lăng Cao thường được trồng làm Cây Cảnh Quan thì những Giống Bằng Lăng Lùn, lùm bụi thường được chọn trồng chậu làm Bằng Lăng Kiểng.

Đặc biệt, Giống Cây Bằng Lăng Rừng, Bằng Lăng Cườm rất được chuộng dùng Gốc Ghép Bonsai. Những cây với Thế Bonsai đẹp có giá bán lên đến hàng chục triệu đồng.

Trồng Bằng Lăng lấy gỗ


Trồng Bằng Lăng lấy gỗ

Bằng Lăng có nhiều loại và thường có sự khác nhau rõ rệt nhết thông qua màu sắc của hoa: tím, hồng, trắng, đỏ, lợt trắng,… trong đó phổ biến là Bằng Lăng Tím và Bằng Lăng Trắng. Tuy nhiên, Gỗ Bằng Lăng Tía hay Bằng Lăng Nước chỉ thuộc nhóm III trong bảng danh mục nhóm gỗ.

Gỗ Bằng Lăng Cườm ( Bằng Lăng Ổi) thuộc nhóm 1 là có giá trị hơn cả. Bởi chất lượng gỗ tốt, hoa văn, màu sắc, thớ gỗ đều rất đẹp, lại thuộc loại quý hiếm.